Người bệnh tiểu đường được khuyến thích bổ sung đậu tương và các chế phẩm từ đậu tương vào thực đơn để giúp hạ đường huyết, hạ mỡ máu và ngăn ngừa biến chứng bệnh tiểu đường.
Người bệnh tiểu đường ăn đậu tương được không?
Đậu tương (hay còn gọi là đậu nành) có chỉ số đường huyết thực phẩm GI là 30, không chỉ tốt cho người mắc bệnh tiểu đường mà còn tốt cho cả người mắc bệnh tim mạch, suy thận, huyết áp cao…
Ảnh minh họa
Đậu tương có nguồn gốc từ thực vật nên chứa các isoflavone mang lại nhiều lợi ích cho người bệnh tiểu đường. Hàm lượng protein trong sữa đậu tương gần bằng với sữa bò, đồng thời lượng canxi lại cao hơn sữa bò nên đây là một thức uống vô cùng giàu dưỡng chất. Một số nghiên cứu cho thấy sữa đậu tương giúp giảm cholesterol, hạn chế tăng đường huyết và cải thiện dung nạp glucose.
Đậu tương có khá nhiều chất dinh dưỡng nên dễ tạo cảm giác no khi ăn và giúp cho cơ thể giảm cân. Việc giảm cân, giảm mỡ ở vùng bụng sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Những người mắc tiểu đường nên thường xuyên sử dụng đậu tương và các chế phẩm từ đậu tương để hạn chế các biến chứng của bệnh tiểu đường.
4 lợi ích của đậu tương với người bệnh tiểu đường
Ảnh minh họa
Giúp hạ mỡ máu (lipid máu)
Đậu tương chứa các hợp chất có khả năng loại bỏ chất béo bám trên thành mạch máu. Từ đó làm giảm lipid máu và cholesterol trong máu, có thể ngăn ngừa, hỗ trợ các bệnh như béo phì, xơ vữa động mạch, tiểu đường và bệnh tim mạch vành.
Giúp giảm cholesterol
Hàm lượng chất béo trong đậu tương cao hơn đáng kể so với các loại thực phẩm khác. Tuy nhiên, phần lớn là axit béo không bão hòa như axit linoleic thiết yếu và axit linolenic, có thể cải thiện quá trình chuyển hóa chất béo, giúp giảm chất béo trung tính, cholesterol.
Giảm huyết áp và ngăn ngừa đột quỵ
Hàm lượng kali trong đậu tương rất cao, thường được ăn vào mùa hè, có thể giúp bù đắp lượng kali mất đi do ra mồ hôi nhiều, giảm mệt mỏi chán ăn, đồng thời ngăn ngừa huyết áp tăng cao và đột quỵ.
Giúp hạ đường huyết
Đậu tương cũng là một nguyên liệu ăn kiêng rất tốt cho những người bạn có lượng đường trong máu cao, ăn đậu tương thường xuyên rất hữu ích để cải thiện tình trạng bệnh. Ngoài ra, một loại saponin chứa trong thực phẩm này cũng có thể đóng vai trò làm giảm lượng đường trong máu.
Người bệnh tiểu đường uống sữa đậu tương cần biết điều này
Ảnh minh họa
– Người bệnh tiểu đường nếu muốn uống sữa đậu tương hãy lựa chọn dạng không đường và cũng không nên dùng quá nhiều để tránh hấp thu quá nhiều carbohydrate khiến lượng đường trong máu tăng lên đột ngột.
– Uống sữa đậu tương trước bữa ăn để hấp thu tốt các chất dinh dưỡng có trong sữa.
– Đun sôi sữa đậu tương trước khi uống nếu mua sữa xay trực tiếp từ các cửa hàng đậu tương, đậu phụ. Lý do là trong sữa có các men trypsin, saponin dễ gây đau bụng, tiêu chảy nên việc đun sôi nhằm hạn chế gặp phải các vấn đề trên.
– Hạn chế thêm đường vào sữa đậu tương. Sữa đậu tương càng nguyên chất thì chỉ số đường huyết GI càng thấp và tốt hơn cho người bệnh tiểu đường. Nếu muốn thêm đường, hãy sử dụng đường ăn kiêng.
– Không uống sữa đậu tương cùng với trứng vì dễ bị kết tủa, gây đầy bụng, khó tiêu.
– Không dùng sữa đậu tương để uống thuốc để tránh gây ra tương tác thuốc không mong muốn.
Nội dung tham khảo từ bài viết gốc tại đây: https://eva.vn/suc-khoe/loai-hat-ban-day-cho-viet-nguoi-benh-tieu-duong-duoc-khuyen-an-thuong-xuyen-de-keo-dai-tuoi-tho-c131a605300.html
Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Thông tin được cung cấp chỉ mang tính chất thông tin chung, https://tongdaixe.online không đưa ra bất kỳ tuyên bố hoặc bảo đảm nào liên quan đến thông tin, bao gồm nhưng không giới hạn bất kỳ sự tuyên bố hoặc bảo đảm về tính thích hợp cho bất kỳ mục đích cụ thể nào của thông tin theo phạm vi cho phép tối đa của pháp luật. Mặc dù đã nỗ lực để đảm bảo rằng thông tin được cung cấp trong bài viết này là chính xác, đáng tin cậy và hoàn chỉnh vào thời điểm đăng tải, nhưng thông tin được cung cấp trong bài viết này không nên được dựa vào để đưa ra bất kỳ quyết định tài chính, đầu tư, bất động sản, giao dịch hoặc pháp lý nào. Thêm vào đó, thông tin không thể thay thế lời khuyên từ một chuyên gia được đào tạo, người mà có thể xem xét, đánh giá các sự kiện và hoàn cảnh cá nhân của bạn, và chúng tôi không chịu bất kỳ trách nhiệm nào nếu bạn sử dụng những thông tin này để đưa ra quyết định. Xin cảm ơn!